Tiểu buốt tiểu rắt là hiện tượng bất thường có thể gặp ở cả nam và nữ giới. Đây là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, tinh thần bệnh nhân. Nội dung bài viết dưới đây giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu rắt là bệnh gì và cách điều trị hiệu quả.
Tiểu buốt tiểu rắt cảnh báo bệnh gì?
Tiểu buốt tiểu rắt cảnh báo bệnh gì? Đây là hiện tượng phổ biến, đa phần người bệnh thường chủ quan không khám chữa. Đến khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn nặng, việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Dưới đây là một số tác nhân điển hình:
1. Nhiễm khuẩn đường tiểu
Nhiễm khuẩn đường tiểu có thể gặp ở cả nam và nữ giới. Tuy nhiên, bệnh gặp ở nữ nhiều hơn. Vi khuẩn xâm nhập từ bộ phận sinh dục vào niệu đạo, đến bàng quang, niệu quản, thận gây tiểu buốt và tiểu rắt
Tác hại: Rất nguy hiểm, có thể dẫn tới viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm bể thận...

2. Bệnh lậu
Tiểu buốt là triệu chứng thường thấy ở bệnh lậu. Các triệu chứng kèm theo như chảy mủ, đau buốt vùng kín, xuất hiện vết loét vùng kín.
Tác hại: Lậu có diễn biến phức tạp nếu không điều trị sớm sẽ chuyển sang mạn tính. Gây bệnh viêm cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư tử cung... ảnh hưởng trực tiếp khả năng sinh sản.
3. Bệnh viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo do vi khuẩn gây ra, viêm nhiễm lâu ngày sẽ ảnh hưởng quá trình bài tiết, khiến người bệnh xuất hiện tình trạng tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu đêm...
4. Sỏi thận
Người bị sỏi thận, viên sỏi gây cản trở đường tiểu thoát xuống niệu quản, bàng quang, khiến bệnh nhân tiểu buốt, đau khi tiểu, tiểu rắt...
5. Viêm, phì đại tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt đóng vai trò đưa nước tiểu ra bên ngoài. Vì vậy, tuyến tiền liệt bị viêm hay phì đại thì dòng tiểu sẽ khó thoát, dẫn tới tiểu rắt và tiểu buốt.
15 cách điều trị tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ giới và nam giới
Tiểu buốt tiểu rắt ở mức độ nhẹ và được phát hiện kịp thời thì bệnh nhân có thể thực hiện một số cách điều trị tại nhà. Với trường hợp áp dụng cách điều trị tự nhiên không hiệu quả, thì có thể bệnh nặng, mạn tính... Lúc này, cần nhanh chóng tới địa chỉ y tế chuyên khoa để bác sĩ tiến hành chữa trị.
1. Uống 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày
Bổ sung lượng nước vừa đủ cho cơ thể. Nên uống từ 1.5 – 2 lít nước/ngày, không uống quá nhiều hay quá ít.

Tác dụng: Bổ sung nước cho cơ thể giúp loãng nước tiểu, đào thải vi khuẩn có hại ra ngoài bằng đường tiểu.
2. Không sử dụng chất kích thích
Đồ uống chứa cồn hay chất kích thích như rượu, bia, cà phê, đồ uống có gas... sẽ làm nồng độ máu tăng cao, thể trạng cơ thể thay đổi... Tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh.
3. Bổ sung thực phẩm có lợi
Cơ thể nóng trong cũng là tác nhân khiến tiểu rắt, tiểu buốt. Nên bổ sung thực phẩm tươi mát, chứa nhiều vitamin C như: rau xanh, trái cây tươi. Ngoài ra, một số thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm tốt như: rau má, chanh, cam, bưởi...
4. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Chú trọng vệ sinh vùng kín chữa tiểu rắt tiểu buốt rất quan trọng. Nên vệ sinh vùng kín mỗi khi vệ sinh hoặc khi tắm, việc vệ sinh cần thực hiện hàng ngày. Đây là cách bảo vệ bộ phận sinh dục, không cho vi khuẩn có hại có cơ hội xâm nhập.
5. Vệ sinh khi quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục là con đường lây nhiễm nhiều bệnh. Vì thế, trước và sau khi quan hệ tình dục nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể bạn tình.
Giải pháp: Có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng.
6. Chữa tiểu rắt tiểu buốt bằng bột sắn
Là một trong những cách chữa tiểu rắt, tiểu buốt tự nhiên. Bột sắn dây có tính mát, vị ngọt. rất tốt trong thanh nhiệt, giải độc, giải rượu... Bột sắn dây khá dễ mua, mỗi lần sử dụng khoảng 10g với nước.
7. Trị tiểu rắt tiểu buốt bằng mồng tơi
Tác dụng: Mồng tơi lành tính, vị chua ngọt giúp nhuận tràng, đào thải độc tố, giảm nóng trong, chữa đái rắt...

Cách thực hiện: Lấy lá mồng tơi rửa sạch, để ráo nước, cho vào nồi đun sôi với nước. Dùng nước này uống thay nước lọc hàng ngày.
8. Chữa tiểu rắt tiểu buốt bằng phượng vĩ thảo
Tác dụng: Là vị thuốc có tính mạnh, hơi đắng, chữa tiểu rắt, tiểu buốt, kiết lỵ, thanh nhiệt cơ thể.
Cách thực hiện: Sử dụng phượng vĩ thảo sắc lên với nước vo gạo, uống hàng ngày thay nước. Điều trị 10 – 15 ngày triệu chứng sẽ thuyên giảm.
9. Chữa tiểu rắt tiểu buốt bằng bí xanh
Bí xanh là loại thực phẩm có tính mát giúp thanh lọc, loại bỏ các độc tố trong cơ thể. Với cách chữa tiểu rắt tiểu buốt này bạn có thể ăn sống bí xanh, nghiền ra lấy nước uống hoặc cho bí xanh vào món ăn hằng ngày.
10. Chữa trị tiểu rắt tiểu buốt bằng ngải cứu
Tác dụng: chữa đau lưng, đau đầu, lưu thông khí huyết, chữa tiểu rắt, tiểu buốt hiệu quả...
Cách thực hiện:
- Lấy 50g ngải cứu phần thân và rễ, thêm 15g rễ cỏ tranh, 15g cỏ seo gà
- Rửa sạch, để ráo nước và đun sôi với 1 lít nước
- Khi nước sôi, vặn lửa nhỏ, đun tiếp khoảng 20 phút rồi tắt bếp
- Uống nước này ngày 2 lần sáng - tối. Mỗi lần uống pha thêm với 1 thìa mật ong.
11. Chữa tiểu rắt tiểu buốt với cây rau má
Là loại rau thơm có tính mát, rau má giúp lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, rất tốt trong điều trị tiểu rắt tiểu buốt.
Cách thực hiện:
- Dùng 300g rau má tươi đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 20 phút sau đó vớt ra để ráo nước.
- Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn rau má với 300ml nước lọc, cho thêm vài hạt muối trắng.
- Nếu không có máy xay bạn có thể giã nát rồi dùng 1 miếng vải để lọc, sau đó hòa với nước lọc và muối trắng.
- Uống nước này trực tiếp ngày 2 lần sáng - tối.
12. Chữa tiểu rắt tiểu buốt bằng giấm táo
Tác dụng: chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, kháng viêm, cải thiện hệ miễn dịch...

Cách thực hiện: Cho 2 thìa cà phê giấm gạo vào cốc nước, hòa tan, uống đều đặn hàng ngày.
13. Chữa đái dắt bằng bèo cái
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm bèo cái bỏ rễ, thêm 1 nắm lá thài lài, rễ gianh, lá mã đề
- Đem tất cả rang vàng rồi để nguội, lấy một nắm đem sắc lên lấy nước uống
- Khi uống pha thêm 1 thìa đường
14. Chữa tiểu rắt bằng da vàng mề gà
Cách thực hiện:
- Lấy tầm 20 cá da vàng trong mề gà
- Nướng cháy rồi tán mịn
- Chia bột đó thành 4 lần uống, hòa tan với nước trắng cùng 1 thìa đường.
15. Chữa tiểu rắt tiểu buốt do bệnh lý
Nếu tiểu rắt, tiểu buốt do viêm nhiễm do bệnh lậu, viêm nhiễm nam khoa, viêm nhiễm phụ khoa... Nên điều trị bằng phương pháp ngoại khoa.
Hiện nay, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đang áp dụng phương pháp đông – tây y kết hợp vật lý trị liệu.
Ưu điểm:
- Tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh không để ảnh hưởng mô lành tính lân cận
- Tình trạng viêm nhiễm được cải thiện thì chứng tiểu rắt, tiểu buốt không còn nữa
- Thuốc đông y có tác dụng nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y...
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết tiểu buốt tiểu rắt cảnh báo bệnh gì? Cách điều trị tại nhà chỉ có thể khắc phục triệu chứng, hoàn toàn không có tác dụng trị triệt để. Cách tốt nhất là đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng giải quyết thích hợp.
Các tìm kiếm liên quan đến tiểu buốt tiểu rắt
Cây thuốc Nam chữa tiểu buốt
Tiểu buốt, tiểu rắt sau khi quan hệ ở nữ
Đi tiểu buốt ra máu hồng ở nữ giới
Bị đi tiểu buốt nên an gì
Tiểu rắt
Tiểu đêm, tiểu buốt
Bệnh tiểu rắt ở nam giới
Đến tháng đi tiểu bị buốt
Mồng tơi trị tiểu buốt
Cách chữa tiểu buốt ra máu
Đi tiểu buốt uống cloxit